Vì sao nói: "Người giàu không nên mua nhà bố cục chiều ngang, người nghèo không nên mua nhà bố cục chiều dọc”

21/04/2024 16:00194 lượt xem

Lâu nay, không ít người vẫn quan niệm “người giàu không nên mua nhà chiều ngang, người nghèo không nên mua nhà chiều dọc”. Vậy, quan niệm này có thực sự chính xác? Để giải đáp, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ trong bài viết sau đây nhé. 

*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

1. Phân biệt nhà chiều ngang và nhà chiều dọc (nhà ống) 

Muốn phân biệt giữa nhà chiều ngang và nhà chiều dọc (nhà ống), trước tiên, bạn cần quan tâm đến cách sắp xếp phân khu sinh hoạt. 

>>> Xem thêm: Khám phá những ngôi nhà nhỏ không tưởng, có nhà chỉ rộng ngang 1.2m nhưng vẫn đủ tiện nghi

Nhà chiều ngang có diện tích rộng

Theo đó, nhà chiều ngang thường sắp xếp theo kiểu “sảng ngang”. Có nghĩa bố cục tập trung vào chiều ngang thay vì chiều sâu. Ngoài ra, phòng khách, phòng ăn và một số phân khu chức năng khác đều nằm ở tầng 1 hoặc cùng một tầng, hình thành một đường thẳng dễ di chuyển. 

Nhà chiều dọc có ngang hẹp, chiều sâu dài 

Còn nhà chiều dọc hay nhà ống lại có phòng khách bố trí theo kiểu “sảnh ngang”, tập trung vào chiều sâu thay vì chiều ngang. Bởi bề ngang của kiểu nhà này tương đối hạn hẹp, ngắn hơn so với chiều sâu. Chính vì vậy khu vực phòng khách, phòng ngủ và những phân khu chức năng khác thường không nằm trên cùng một tầng. Để tối ưu diện tích, gia chủ sẽ bố trí nhà theo chiều dọc hoặc so le, phòng khách gần với nguồn sáng nhất. 

Như vậy có thể hiểu đơn giản rằng nhà chiều ngang thường có diện tích lớn hơn nhà chiều dọc. Nhờ vậy, gia chủ không gặp nhiều khó khăn khi bố trí, thiết kế không gian sinh hoạt. 

2. Ưu, nhược điểm của nhà chiều ngang và nhà chiều dọc

Nhà bố trí không gian theo chiều ngang hay chiều dọc đều có ưu và nhược điểm riêng. Trước khi lựa chọn mua, bạn nên tìm hiểu qua ưu điểm và hạn chế của từng kiểu nhà. 

Nhà chiều ngang 

Ưu điểm 

Nhà chiều ngang ghi điểm bởi khả năng tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên, tầm view rộng mở, không phải lên tầng nhiều. 

- Tận dụng hiệu quả ánh sáng tự nhiên: Bề mặt sảnh ngang của ngôi nhà tương đối lớn. Đặc điểm này cho phép ngôi nhà có thể đón ánh sáng tự nhiên, hạn chế sự phụ thuộc vào hệ thống chiếu sáng nhân tạo, giúp không gian sống thông thoáng hơn. 

- Tầm view rộng mở: Chiều ngang rộng có tác dụng tạo tính thông thoáng cho không gian. Như vậy, tầm nhìn khi mọi người bước vào căn nhà cũng rộng mở hơn. Bên cạnh đó, người trong nhà cũng thuận lợi nhìn ra bên ngoài, ít bị cản trở. 

- Không phải lên tầng nhiều: Lên tầng là giải pháp mở rộng không gian sống, phù hợp áp dụng cho những căn nhà xây dựng trên diện tích đất hạn hẹp. Còn với kiểu nhà chiều ngang, không gian không quá chật hẹp, gia chủ vẫn có thể bố trí nhiều không gian cùng một tầng, không nhất thiết phải lên nhiều tầng. 

Nhà chiều ngang tận dụng khá tốt ánh sáng tự nhiên

Nói chung, nếu muốn sống trong không gian thông thoáng thì nhà chiều ngang là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Tuy vậy, những thành phố có mật độ dân cư cao thì cũng không dễ cho người có mức thu nhập trung bình tìm mua được căn nhà sở hữu chiều ngang rộng rãi. 

Nhược điểm 

Song song với một số ưu điểm kể trên, nhà chiều ngang vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định. Chẳng hạn như:

- Giá cao: Với diện tích lớn, giá thành của mỗi ngôi nhà có chiều ngang rộng cũng không phải thằng nhỏ. Nhất là tại các thành phố lớn, đông dân, giá nhà vẫn không ngừng leo thang, người mua nhà cần chuẩn bị số tiền khá lớn, nếu muốn sở hữu không gian sống ưng ý. 

- Chi phí bảo trì tương đối lớn: Diện tích lớn kéo theo việc gia chủ phải sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức cho hoạt động dọn dẹp, bảo trì sửa chữa. Chi phí cho mỗi lần sửa chữa chắc chắn không phải là nhỏ. 

- Khó phân chia các khu vực rõ ràng: Chiều ngang rộng đôi khi sẽ tạo cản trở trong quá trình tạo không gian sinh hoạt cho các thành viên. Bởi hầu hết phân khu chính đều nằm trong cùng một tầng nên việc sắp xếp sao cho hợp cũng trở nên phức tạp hơn. 

- Khó tạo không gian riêng tư: Tầm nhìn rộng, không gian thoáng đãng nên gia chủ sẽ khó bố trí không gian riêng tư cho từng thành viên hơn. 

Giá bán căn hộ có giá ngang rộng vẫn còn khá cao

Điểm mạnh của kiểu nhà chiều ngang là tối ưu hiệu suất thông gió, sử dụng hiệu quả ánh sáng tự nhiên. Thế nhưng kiểu nhà này còn khá xa vời với người thu nhập thấp. Ngay cả khi đủ điều kiện sở hữu, gia chủ sẽ phải khá đau đầu trong khâu bố trí, sắp xếp không gian sinh hoạt. 

>>> Xem thêm: Nhà phố đặc biệt với chiều dài bằng 10 lần chiều rộng tại Sài Gòn

Nhà chiều dọc 

Ưu điểm 

Dễ dàng tạo không gian riêng tư, hệ thống di chuyển khoa học, phân cấp không gian thuận lợi là những ưu điểm nổi bật của kiểu nhà chiều dọc. 

- Tạo không gian riêng tư tốt: Mặc dù diện tích không quá rộng nhưng nhà ống thường lên tầng. Từ đó giúp tối ưu không gian riêng tư cho từng thành viên. 

- Hệ thống di chuyển khoa học: Bởi chiều sâu khá dài nên hệ thống đường di chuyển của nhà chiều dọc không quá phức tạp. Ngay cả khi lên tầng, cầu thang di chuyển cũng khá đơn giản. Bạn dễ dàng cảm nhận điều này khi quan sát khu vực phòng khách, phòng bếp và nhà ăn. 

- Giúp gia chủ phân cấp không gian thuận lợi: Kiểu bố trí theo chiều dọc giúp gia chủ tạo không gian sinh hoạt nhiều lớp, phân cấp rõ ràng. Gồm không gian riêng tư và không gian sinh hoạt chung. 

Nhà ống phân chia không gian riêng tư khá hiệu quả

Thiết kế kiểu nhà chiều dọc khá phù hợp với đời sống hiện đại, thích hợp với những gia chủ yêu thích sự riêng tư, chưa sẵn sàng đầu tư cho một ngôi nhà rộng. 

Nhược điểm 

Nếu xét về mặt nhược điểm, nhà ống hay nhà chiều rộng dễ khiến các thành viên cảm thấy bí bách, bởi diện tích hạn hẹp, khó tận dụng ánh sáng tự nhiên, cải tạo phức tạp. 

- Không gian sống hạn hẹp: Hầu hết nhà chiều dọc đều có diện tích nhỏ, chiều ngang hẹp. Không gian sinh sống hạn hẹp đôi khi sẽ khiến trẻ nhỏ, người già cảm thấy bí bách, không thoải mái. 

- Khó tận dụng ánh sáng tự nhiên: Kiểu căn hộ hay nhà thiết kế theo chiều dọc rất khó tận dụng được ánh sáng cũng như luồng gió tự nhiên. Điều này đồng nghĩa hệ thống chiếu sáng, làm mát phải hoạt động nhiều hơn, vô tình tạo gánh nặng chi phí tiền điện mỗi tháng. 

- Khó khăn khi cải tạo: Bởi không gian hạn hẹp nên đồ nội thất bố trí trong nhà thường chặt chẽ, khó di chuyển. Điều này vô tình tạo rào cản khi gia chủ cần cải tạo, sửa chữa. 

Không gian của nhà chiều dọc thường hạn hẹp

Không gian của nhà ống hay nhà chiều dọc thường có tính liên tục, thiết kế phù hợp với đời sống hiện tại, đảm bảo tính riêng tư cho từng thành viên. Thế nhưng, không gian bí bách, khó tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên. 

Nên lựa chọn nhà chiều ngang hay nhà chiều dọc?  

Chọn nhà chiều ngang hay nhà chiều dọc còn tùy thuộc theo nhu cầu, điều kiện ngân sách của từng gia chủ. Quan niệm “người giàu không nên mua nhà bố cục chiều ngang, người nghèo không nên mua nhà bố cục chiều dọc” chưa hẳn đã chính xác trong mọi hoàn cảnh. 

Mọi người nên cân nhắc đến nhu cầu sử dụng, điều kiện tài chính khi mua

Khi tìm mua nhà, bạn nên dựa vào nhu cầu cụ thể của bản thân và các thành viên trong gia đình. Bất kỳ kiểu nhà nào cũng có ưu và nhược điểm riêng tư. Tuy nhiên nếu biết cách thiết kế, sắp xếp hợp lý, thì cho dù đó là nhà chiều ngang hay nhà chiều dọc, gia chủ vẫn sẽ tìm được sự thoải mái. 

Nguồn: Tổng hợp

>>> Xem thêm: Nhà 2 tầng ngang 5m, thiết kế giếng trời hình tròn trên bếp để thoát mùi nấu nướng nhanh chóng

*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

Nguyễn Thu HằngTheo dõi

Bình luận

Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

Bài đăng liên quan

Chuyện nhà

Xem tất cả

Kho kiến thức

Xem tất cả

Sự kiện

Xem tất cả

HappynestTV

Xem tất cả

Thảo luận

Xem tất cả

Ăn - Chơi

Xem tất cả
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0